Tự học SEO Nha Trang

Mục Lục:

Khái niệm tổng quát về SEO

SEO là gì?

SEO (Viết tắt của Search Engine Optimization) là công việc bạn tối ưu hóa website của bạn để thân thiện với Google và quan trọng là bảo đảm cung cấp giá trị đến người đọc.
Công việc này nhằm mục đích chính là giúp website của bạn lên top Google. Có nghĩa khi ai đó tìm 1 từ khóa nào đó, trang web bạn tối ưu tốt sẽ nằm ở top đầu
Đễ giúp bạn dễ hình dung hơn định nghĩa về SEO, mình sẽ đưa ra ví dụ cụ thể. Khi bạn tìm kiếm từ khóa “máy làm kem tươi” trên Google, kết quả trả về sẽ gồm 4 khu vực tương ứng với 4 màu sau:
  • Xanh lá: Khu vực quảng cáo Google Shopping
  • Xanh nước biển: Khu vực quảng cáo Google Ads
  • Đỏ: Kết quả của SEO Youtube lên top
  • Vàng: Kết quả của SEO website lên top
Xem nào, từ khóa “máy làm kem tươi” có gần 3000 lượt tìm kiếm mỗi tháng.
Và những người SEO thành công sẽ nhận được 1 lượng truy cập kha khá, họ có khách hàng & kiếm đươc tiền 1 cách miễn phí.
Để có được những số liệu trên, bạn hãy xem hướng dẫn nghiên cứu từ khóa
Có thể lúc này bạn không kinh doanh hay kiếm tiền online gì, nhưng hãy cứ thử tưởng tượng đi.
Bạn đang kinh doanh doanh “máy xay sinh tố” chẳng hạn. Tổng lượng tìm kiếm các từ khóa xung quanh sản phẩm này hơn 50000 mỗi tháng.
Mà website của bạn xuất hiện ở những vị trí tìm kiếm đầu tiên, có phải bạn sẽ có 1 lượng khách hàng siêu lớn mà không cần chạy quảng cáo không?
Google có 4 kết quả của quảng cáo, tuy nhiên để chạy quảng cáo Google Ads phải tốn khá nhiều chi phí nên những cá nhân/doanh nghiệp không có nhiều ngân sách họ ưa chuộng làm SEO hơn.
Không chỉ để bán sản phẩm, mà còn để quảng bá bất cứ dịch vụ nào.
Hiểu một cách đơn giản, khi bạn có nhu cầu mua mặt hàng gì, cần thông tin gì, bạn lên google search với từ khóa đó và website hiện ra ở đầu tiên trở thành địa chỉ đáng tin của bạn.
Khi đó, website ở những top đầu kết quả tìm kiếm là những website làm SEO thành công, đơn giản là vậy.

Bạn đã hiểu rõ SEO là gì rồi chứ?

SEO là công việc bạn làm việc trên máy tính, bạn cũng sẽ thao tác với website, sử dụng rất nhiều dữ liệu, tài nguyên từ sự hữu ích của internet.
Và, một điều cực kì quan trọng rằng. Ngoài mang lại lợi thế cho kinh doanh, bạn hoàn toàn sẽ kiếm tiền online được (thậm chí rất khủng) nếu bạn phát triển đúng, và vận dụng đúng kiến thức SEO của bản thân.
Vì vậy, SEO không hề nhàm chán như hình ảnh những SEOers mài mòn mông trên ghế làm việc ở công ty/doanh nghiệp nào đấy ngày qua ngày khiến bạn phát nản đâu.
SEO cho bạn nhiều thứ hay ho hơn thế, nhất là khi bạn biết kiếm tiền online (MMO) từ khả năng SEO của bản thân.

Cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO cho website

Bây giờ, mình sẽ cho bạn 1 số kinh nghiệm về cách viết thẻ tiêu đề.

Không quá ngắn cũng không quá dài

Bạn hãy để ý các trang web lên top Google, sẽ rất ít khi bạn thấy những trang có tiêu đề ngắn, và việc đặt tiêu đề ngắn cũng không phát huy hết sức mạnh.
Ngoài từ khóa cần SEO, bạn nên cho thêm 1 số từ bao trùm nội dung của trang web hoặc tính từ mời gọi.

Tiêu đề cũng không nên quá dài, khoảng dưới 70 ký tự (khuyên dùng 50-60 ký tự), vì nếu dài hơn thì khi hiển thị kết quả lên Google, những từ phía sau sẽ không hiển thị được, sẽ xuất hiện dấu ba chấm (…) ở phía sau.cach-viet-the-tieu-de-chuan-seo-2Sử dụng từ khóa trong tiêu đề

Thẻ tiêu đề là 1 yếu tố khá quan trọng khi SEO onpage, nếu không có từ khóa ở tiêu đề thì bạn gần như là đang bỏ lỡ 1 điều rất to lớn khi SEO.
Có thể Google vẫn hiểu được nội dung của bạn, nhưng những người tìm kiếm, họ có hành vi click vào những kết quả có chứa từ khóa trong tiêu đề, hoặc ít nhất là từ/cụm từ đồng nghĩa.
Với sức mạnh của tối ưu onpage hiện tại đối với kết quả SEO, mỗi khi nghiên cứu từ khóa, đặc biệt khi làm SEO cho website global. Khi check những từ có độ cạnh tranh cao và search volume lớn, thấy khoảng 6/10 kết quả tối ưu tốt từ khóa chính cho tiêu đề thì mình thường không cố đâm đầu vào SEO cho từ khóa đó nữa.
Hãy nhớ luôn ưu tiên viết tiêu đề có chứa từ khóa chính, bắt đầu tiêu đề bằng từ khóa chính luôn càng tốt nhưng không bắt buộc. Vì bạn cần phải viết tiêu đề trông cho tự nhiên, có ý nghĩa, chứ không phải cố nhồi nhét vị trí cho từ khóa chính.
cach-viet-the-tieu-de-chuan-seo-3
Lưu ý là chỉ sử dụng từ khóa 1 lần, không spam từ khóa trong thẻ tiêu đề.

Không trùng nhau trên từng trang.

Với mỗi nội dung, mỗi bài viết bạn cần SEO thì hãy tập trung chất lượng vào 1 bài viết ở 1 page/post chứ không phân ra nhiều trang với nhiều tiêu đề cùng SEO 1 từ khóa.
Google luôn xem trọng chất lượng hơn số lương, nếu bạn định chia ra làm 3 bài viết, mỗi bài 1000 từ thì nên tập trung nó vào 1 bài viết 3000 từ, hoặc xu hướng hơn nữa là 1 bài viết ~2000 từ, còn lại dành cho video.
Và cứ mỗi nội dung sinh ra nhằm SEO cho 1 từ khóa nào đó, chỉ nên có 1 thẻ tiêu đề duy nhất.

Nội dung tiêu đề mang tính mời gọi

Khi trang web bạn hiện lên kết quả tìm kiếm thì người dùng sẽ thấy được thẻ tiêu đề, đường link và thẻ mô tả.
Người dùng sẽ lướt qua tiêu đề đầu tiên để xem có đúng nội dung họ tìm kiếm hay không, vì vậy bạn hãy tận dụng lợi thế này để viết những tiêu đề mang tính mời gọi nhưng “không giật tit”, không nói quá.
Hãy nghĩ ra 1 tiêu đề phù hợp với các điều kiện ở trên nhưng lại mang tính kích thích người dùng click vào.

Thêm tên thương hiệu website vào cuối tiêu đề

Nếu bạn đang làm 1 tên thương hiệu riêng, muốn nó lớn mạnh, và bạn muốn người dùng nhớ tới thương hiệu của bạn thì bạn nên chèn thêm tên thương hiệu vào cuối tiêu đề. Rất nhiều công ty SEO nổi tiếng đã khuyến nghị điều này.
Hiện tại, mình cũng hiếm khi thấy blog nào không để tagline là tên thương hiệu của blog. Như hình ví dụ dưới đây, các kết quả đều để tagline là tên thương hiệu website ngay cuối tiêu đề.
cach-viet-the-tieu-de-chuan-seo-4

Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

Bạn có thể viết & tối ưu, hoặc không viết thẻ mô tả, để Google tự động lấy 1 đoạn phù hợp trong nội dung, hoặc lồng ghép các đoạn với nhau thành thẻ mô tả cũng được.
Vì người dùng chủ yếu nhìn vào tiêu đề trước khi quyết định click vào là chính, mô tả chỉ là phụ.
Nếu viết, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Để viết thẻ mô tả, trước tiên bạn cần là người hiểu rất rõ về nội dung bài viết để có thể cô đọng lại thành một đoạn văn ngắn 120-158 kí tự.
Tiếp theo, xác định từ khóa chính của bài và từ khóa phụ (nếu có), bắt đầu triển khai viết với gợi ý sau:
  • Lặp lại tiêu đề và thêm giải thích kèm kêu gọi click vào đọc bài
  • Mở đầu khéo léo bằng từ khóa chính, tiếp đến là nội dung chính của bài, bài viết nói về vấn đề gì và dành cho đối tượng nào.
  • Vẫn ưu tiên mở đầu bằng từ khóa chính, lồng ghép với từ khóa liên quan, và nói về việc nội dung bài viết sẽ giải quyết được vấn đề gì trong chủ đề đang nói tới.
Bạn có thể sáng tạo thêm tuy nhiên cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản là: độ dài kí tự, có chứa từ khóa chính, có nói lên trọng tâm bài viết.
viet-the-tieu-de-the-mo-ta-chuan-seo-3
Bạn có thể dễ dàng thấy được trong ví dụ trên, khi mình tìm kiếm với từ khóa “cách tẩy trắng răng tại nhà” thì 2 kết quả trên là 2 kết quả có thẻ mô tả meta description khá chuẩn khi hiển thị trên desktop lẫn mobile.
Xét về mặt nội dung thì 2 thẻ mô tả này đáp ứng các gợi ý mình vừa nêu.

Tool “check” độ chuẩn thẻ tiêu đề, thẻ mô tả

Việc kiểm soát được độ dài của thẻ tiêu đề, thẻ mô tả rất quan trọng . Nhiều khi bạn tập trung vào đặt một tiêu đề có chứa từ khóa chính và có ý nghĩa đọc cho nó tự nhiên, thì độ dài lại bị lố mà không hay.
Ban đầu khá nhiều bạn khả năng sắp xếp câu chữ chưa tốt rất dễ gặp tình trạng không kiểm soát được độ dài. Dẫn đến index bài rồi mới phát hiện.
Công cụ mình thường dùng để check tối ưu onpage các yếu tố như: Độ chuẩn của thẻ tiêu đề title, thẻ mô tả, mật độ từ khóa…v.v.. là plugin Yoast SEO.
Việc kiểm soát độ dài của tiêu đề với Yoast thì bạn rất nên làm. Nếu độ dài đã ổn, chuẩn và chứa từ khóa chính, Yoast sẽ báo chấm tròn xanh cho bạn thấy là đã chuẩn SEO onpage rồi, nếu báo màu đỏ vì thừa nhiều kí tự, bạn cần viết lại cho phù hợp.

Liên kết nội bộ (internal link) là gì?

Link nội bộ được xem là những đường dẫn trỏ đến một 1 trang khác trên cùng 1 trang web (có nghĩa là cùng domain chính). Một số liên kết nội bộ phổ biết mà bạn có thể thấy đó là:
  • Link từ trang chủ đến các danh mục, bài viết
  • Link từ danh mục đến các bài viết
  • Link từ bài viết này đến bài viết kia
  • Link từ menu, footer
  • Link dạng banner đặt trên website
backlink-noi-bo-la-gi
Ví dụ:
  • Kiemtiencenter là 1 liên kết nội bộ, link này trỏ đến trang chủ blog của mình, anchor text ở đây là ‘kiemtiencenter’
  • Kinh nghiệm kinh doanh online cũng là 1 liên kết nội bộ, link này trỏ về 1 bài viết mới đây của mình về kinh doanh trực tuyến.
Nếu xem website của bạn như một ngôi nhà, các cấu trúc của ngôi nhà đó phải bền vững & có sự sắp xếp hợp lý thì trải nghiệm ở ngôi nhà đó mới thoải mái.
Tương tự, đối với website, liên kết nội bộ của site phải được tối ưu hóa thì mới tác động đến kết quả SEO của bạn. Đặc biệt với độ cạnh tranh ngày càng gia tăng, thì công việc tối ưu liên kết nội bộ sẽ như là 1 công việc bắt buộc.

Tầm quan trọng của liên kết nội bộ

Nếu việc tìm ngách và nghiên cứu bộ từ khóa đúng từ đầu sẽ giúp website bạn có kế hoạch phát triển đúng đắn thì việc xây dựng liên kết nội bộ sẽ giúp cải thiện chất lượng website, tăng trải nghiệm người dùng, tác động trực tiếp đến thứ hạng từ khóa.
Khi bạn có kế hoạch xây dựng link nội bộ, cấu trúc website sẽ được tối ưu, giúp các nội dung trên website của bạn liên kết chặt chẽ hơn, tăng độ trust và rõ ràng về chủ đề của web trong mắt của bọ tìm kiếm Google.
Khi các nội dung trên cùng 1 website có sự liên kết dẫn dắt rõ ràng và logic thông qua các Anchor Text được chèn link phù hợp, độ uy tín của tên miền (Domain Authority)và sức mạnh của những trang trong web (Page Authority) sẽ tăng theo tỉ lệ thuận.
Mình chỉ nêu ngắn gọn như vậy, nếu bạn có thể đọc tiếng Anh, có thể đọc bài viết Internal linking for SEO Why and how?

Lưu ý trước khi xây dựng liên kết nội bộ

Mình có 1 vài lưu ý trước khi bạn tiến hành đọc những nội dung kế tiếp.
  • Hình dung được cấu trúc website (các trang trên site: trang chủ, các trang danh mục category..): Hình dung trong đầu thôi là đủ. Phổ biến sẽ là trang chủ => các danh mục => các bài viết.
  • Xác định nội dung chủ đạo cho website: Thường là các nội dung sinh ra tiền hoặc nội dung kéo được 1 lượng lớn traffic. Đây là những trang bạn nên dồn link nội bộ về.
  • Theo dõi link nội bộ thông qua Search Console: Đối với website đã có lượng content nhất định sau một thời gian xây dựng. Nếu có thời gian hãy xem các dữ liệu từ Search Console để biết được kết quả xây dựng liên kết nội bộ đã làm diễn ra như thế nào.
Cách sử dụng Google Search Console mình đã có hướng dẫn chi tiết, bạn có thể xem lại để thực hành tốt hơn cho công việc xây dựng link nội bộ.
Sau đây là những kinh nghiệm về xây dựng link nội bộ mình có được trong quá trình thực hành SEO cho nhiều website và có kết quả khá tốt, hi vọng nó sẽ có ích cho bạn.

Nội dung chất lượng xoay quanh nội dung chính

Nội dung “chất lượng” & nội dung “chính” là khác nhau nhé:
  • Nội dung “chất lượng”: Là các nội dung giải quyết nhu cầu của độc giả 1 cách triệt để. Trang web của bạn càng nhiều nội dung chất lượng càng tốt.
  • Nội dung “chính”: Những nội dung sinh ra tiền hoặc có nhiều lượng tìm kiếm.
Việc bạn xây dựng nội dung chất lượng, có liên quan tới nội dung chính có nghĩa bạn sẽ đồn sức mạnh vào nội dung chính đó.
Ví dụ bạn SEO cho trang web bán thuốc giảm cân, nội dung chính ở đây là “hướng dẫn giảm cân”. Thì ngoài nội dung cho từ khóa này, bạn cần xây dựng các bài viết khác xoay quanh nó, có thể là:
  • Hướng dẫn giảm cân bằng đậu đen
  • Thời trang quần áo cho người béo
  • Giảm cân bằng khoai lang và trứng
  • ….
Và ở những bài viết xoay quanh này, bạn hãy tìm nơi hợp lý nhất để trỏ liên kết nội bộ về bài viết “hướng dẫn giảm cân” như:
  • Ở ngay trên menu
  • Ngay đầu bài viết.
  • Trong nội dung, chỗ nào có độ liên quan mà bạn nghĩ người dùng có thể click nhiều nhất
  • Ở dưới bài viết, ngay sau khi độc giả đọc xong
  • Ở mục bài viết liên quan

Mục bài viết liên quan là cách đặt liên kết mà bạn thường thấy nhất.
Một vài lưu ý khi đổ liên kết nội kiểu này:
  • Luôn đa dạng hóa anchor text
  • Đặt link nội bộ ở vị trí càng liên quan càng tốt, để tỉ lệ click vào link càng nhiều thì xem như việc đặt link đó càng hiệu quả,
  • Footer cũng là 1 nơi có thể đặt link nội bộ những nội dung quan trọng.
  • Liên kết nội bộ cũng có thể là các banner
Nếu website bạn là website bán hàng, dịch vụ,…bên cạnh paid traffic hãy ưu tiên lên kế hoạch xây dựng chuyên mục blog với chiến lược phát triển nội dung cho những sản phẩm, dịch vụ liên quan.
Từ đó dẫn liên kết nội bộ về những sản phẩm best seller, trending tạo ra doanh thu nhanh chóng.
Như mình thường chia sẻ ở các nội dung về kinh doanh online, hãy trao giá trị cho khách hàng của bạn, về những chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh.
Chẳng hạn như trường hợp này, vntrip sử dụng link nội bộ dạng banner trong 1 bài viết về du lịch Đà Lạt, dẫn đến 1 trang tìm khách sạn mang lại nguồn doanh thu cho họ:
Về ngắn hạn, nó giúp tương tác & gây ấn tượng với khách hàng. Về dài hạn, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như xây cho bạn một nguồn free traffic quý giá.

Đa dạng hóa Anchor Text

Anchor text là những dòng chữ chứa đường link được trỏ.
Google đánh giá cao sự tự nhiên khi bạn tối ưu bất cứ thứ gì, & Anchor Text sẽ không ngoại lệ. Bạn nên đa dạng hóa nó, không phải lúc nào anchor text cũng là từ khóa cần SEO.
Nhưng anchor text phải liên quan tới nội dung của trang cần trỏ link, nhiều khi nó chỉ cần là đường link trần, hoặc bằng hình ảnh.
Ví dụ bạn đang SEO từ khóa “visa định cư Úc”, bạn có thể đa dạng hóa anchor text như sau, anchor text mình sẽ đặt trong dấu […]
  • Bạn có thể xem những thủ tục xin VISA định cư Úc [tại đây]
  • Đọc thêm bài viết: [Kinh nghiệm xin VISA định cư Úc]
  • Bạn có thể hiểu thêm về VISA định cư úc qua bài viết này: [link trần]
  • Banner hình ảnh

Trỏ link nội bộ mang thông tin hữu ích

Đối với 1 trang blog, thì nên có 1 vài điểm đặt link nội bộ mà bạn nghĩ “người dùng có khả năng click vào thông tin này”.
Trong ví dụ này, người viết đang viết tới đoạn liên quan tới vỏ bánh Trung Thu, đặt link nội bộ đến sản phẩm liên quan là hợp lý.
Link như thế này dẫn đến 1 trang khác trong website của bạn mà có cung cấp thông tin hướng dẫn về vấn đề liên quan đang nói tới, hoặc giải thích nhiều hơn về vấn đề đang được đề cập, hoặc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ tương ứng.
Đặc biệt là những ngách có kiến thức chuyên ngành cao, khi người dùng đang đọc bài của bạn, chưa hiểu về câu hoặc từ ngữ chuyên ngành đó, bạn có thể dẫn nguồn sang 1 bài viết khác chuyên sâu hơn.
Việc người dùng click qua trang này trang khác bên trong trang web bạn nhiều cũng là tín hiệu mà Google ghi nhận và mang về kết quả SEO tốt.
Nó giúp Google hiểu rằng, thông tin trên web bạn hữu ích nên điều hướng được traffic đi từ page này sang page khác, người dùng không chỉ đọc 1 bài mà nhiều bài nữa.

Xây dựng menu trên đầu website

Hệ thống menu cơ bản cũng là các link nội bộ vì mỗi mục của Menu đều trỏ về các mục chính trong website của bạn hoặc về 1 trang có nội dung quan trọng, nổi bật trong website.
Bạn có thể thấy mình đặt menu rất có hệ thống:
Việc đặt Menu trên đầu trang web sẽ làm nổi bật các chủ đề chính của website, giúp Google hiểu được và đánh giá cao nội dung chính đó, ngoài ra còn là mục mà người dùng sẽ click vào thường xuyên khi họ quan tâm, đặc biệt là lượng độc giả trung thành.

Xây dựng link nội bộ ở dưới chân website

Liên kết ở dưới chân website không được đánh giá cao bằng ở trên đầu, vì suy cho cùng, tỉ lệ click vào nó sẽ ít hơn
Nhưng không vì thế mà bạn không tận dụng, hãy để link nội bộ anchor text đến 1 số trang có nội dung nổi bật trên website của bạn.
Khi người dùng đọc xong hết 1 bài nào đó thì khả năng cao họ sẽ kéo xuống dưới chân xem còn gì không và sẽ click vào 1 số thông tin quan trọng bạn đã gắn link ở đó.
1 số nội dung mà bạn có thể đặt liên kết nội bộ dưới website như:
  • Giới thiệu về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn
  • Menu phụ
  • Các chương trình đang diễn ra
  • Các dịch vụ chính mà bạn đang làm
  • Điều khoản, chính sách của website
Bạn có thể thất, footer của Shopify Blog có rất nhiều liên kết:

Sử dụng với số lượng hợp lý

Xây dựng liêt kết nội bộ là tốt không có nghĩa là ở một trang bạn chèn kín và đầy rẫy những đường link. Google đã khuyến cáo rằng: “Hãy luôn giữ link ở trong 1 trang có số lượng hợp lý” nhưng không ai biết chính xác số lượng hợp lý này là bao nhiêu.
Cái mức hợp lý này thì do tùy người, mình thì đi khoảng 2-4 liên kết nội bộ cho nội dung khoảng 1000 từ (không tính link ở menu cũng như footer, chỉ tính trong nội dung chính).
Sự hợp lý này tùy theo bạn sử dụng tuy nhiên đừng quá nhiều và không quá ít, cốt lõi là những link đó có tỉ lệ click vào càng nhiều càng tốt.

Cho hiển thị thanh điều hướng (breadcrumb)

Thanh điều hướng (Breadcrumb) là thanh cho phép người dùng biết thư mục mẹ của bài viết họ đang đọc và có khả năng họ sẽ nhấn vào để tìm các bài viết cùng chuyên mục, như bạn thấy thì nó cũng vốn dĩ là liêt kết nội bộ vì nó trỏ đến thư mục trong cùng trang web
Vì vậy mình khuyến nghị bạn KHÔNG NÊN ẩn nó đi.

Xác thực website với Google Search Console

Công việc này nhằm mục đính chứng minh với Google rằng bạn là chủ sở hữu website của bạn. Có những cách chính sau đây để có thể xác thực:
  • Upload file HTML lên máy chủ (Mình thường dùng phương pháp này nhất)
  • Sử dụng Google Analystic (Nếu website của bạn chèn tracking code của Google Analystic rồi thì hãy chọn phương pháp này)
  • Sử dụng HTML tag kết hợp với Yoast SEO
  • Kết nối với nhà cung cấp domain
  • Thêm bản ghi txt
  • Sử dụng Google Tag Manager
Bạn có thể xem video ở trên để xem cách upload file HTML lên máy chủ, hoặc nếu không làm được, hãy xem video tại bài viết: 3 cách xác thực website với Google Search Console

Thiết lập tùy chọn tên miền phù hợp

Sau khi đã thêm và xác thực website thành công, bạn cần thiết lập “prefered domain” mà bạn mong muốn nó hiển thị hơn.
Nói dễ hiểu thì đây là bước để bạn khai báo với Google là bạn muốn site bạn được trưng bày webite ra với phiên bản .www hay là không có .www
Với cá nhân mình, mình luôn chọn phiên bản không có www. nhìn cho ngắn gọn
Lưu ý để sử dụng tính năng này, bạn cần add luôn phiên bản www vào Search Console & xác thực như binh thường.

Thêm sitemap vào Search Console

Sitemap được xem là 1 bản đồ trang web của bạn, bao gồm nội dung, hình ảnh, siêu dữ liệu,…
Sitemap sẽ giúp cho Google có thể thu thập các thông tin quan trọng về trang web của bạn, biết được trang web bạn có bố cục như thế nào, có nội dung, hình ảnh gì, mức độ cập nhật bài viết,….
Như vậy, thêm sitemap của bạn vào Google Search Console là công việc tất yếu nếu bạn muốn Google hiểu rõ website của bạn nhanh & chính xác hơn.
Bạn sẽ không bị Google phạt khi không add sitemap, nhưng nếu bạn làm điều này, Google sẽ có các thông tin cụ thể về website của bạn hơn, giúp cho việc index và xếp hạng website được chính xác và nhanh chóng.
Mình thường dùng plugin Yoast SEO để tạo sitemap.
Bạn có thể thêm sitemap ở mục Crawl => Sitemaps trong Search Console, mỗi trang web chỉ cần 1 sitemap là đủ.
Tại đây, bạn cũng có thể theo dõi  được các lỗi khi hệ thống của Google truy vấn dữ liệu vào sitemap của bạn. Nếu là lỗi mà bạn không mong muốn, hãy tiến hành xử lý.
Còn ví dụ lỗi đó là “sự mong muốn của bạn”, tức là bạn chủ ý chặn sitemap truy vấn vào loại URL nào đó thì có thể bỏ qua.

Tính năng index nhanh: Fetch as Google

Đây là một công cụ mà bạn có thể sử dụng sau khi xuất bản bài viết mới, hoặc thay đổi nội dung của một bài viết cũ.
Google sẽ lập chỉ mục để bài viết (Hoặc bất cứ URL nào đó) trong wesbite của bạn được xuât hiện lên kết quả tìm kiếm nhanh nhất có thể.
Nếu không làm bước Fetch As Google cũng không sao, Google sẽ tự động thu thập dữ liệu website của bạn và index nó lên kết quả tìm kiếm.Còn nếu bạn làm bước này đồng nghĩa với việc bạn mong muốn Google tiến hành index trang web của bạn càng sớm càng tốt.
Để thực hiện, bạn vào mục Crawl => Fetch as Google sau đó điền đuôi của đường link bài viết của bạn rồi nhấn Fetch.
Nếu website của bạn có nhiều sự thay đổi lớn, hoặc bạn muốn Google lập chỉ mục với nhiều bài viết trong 1 thư mục (category) nào đó hoặc toàn bộ các link khác có xuất hiện trong đường link bạn ghi vào, thì bạn có thể nhấn Fetch And Render.
Sau khi Fetch xong, bạn có thể yêu cầu Google index đường link đó của bạn sớm nhất có thể bằng cách nhấn vào Request Indexing. Bài viết của bạn sẽ được index rất nhanh chóng, có thể sau 1 vài phút.
Lúc yêu cầu Google index, bạn cũng có thể chọn yêu cầu index mỗi URL đang xét tới hoặc cả những URL xuất hiện trong trang mà bạn yêu cầu:
Xong xuôi bạn nhấn GO là xong, Google sẽ gửi những con bot vào trang web của bạn để tiến hành lập chỉ mục, thường là rất nhanh.

Dữ liệu thu thập thông tin và phát hiện lỗi.

Bạn hãy vào Crawl Stats, ở đây bạn sẽ thấy được 1 biểu đồ thống kê lưu lượng thông tin thu thập được của những con bot từ Google về website của bạn trong 90 ngày gần nhất:

Ở đây có 3 biểu đồ:
  • Pages crawled per day: Là số trang mà những con bot của Google đi vào trang web của bạn mỗi ngày
  • Kilobytes downloaded per day: Là số kilobytes mà những con bot của Google đã tải trang web của bạn khi thu thập thông tin
  • Time spent downloading a page (in milliseconds): Được tính bằng mili-giây, đây là số thời gian mà những con bot Google đã truy cập vào thu thập thông tin trang web của bạn.
Ngoài ra bạn có thể vào Crawl Errors để có thể phát hiện ra các lỗi được thống kê về vấn đề thu thập thông tin, DNS, lỗi máy chủ kết nối, lỗi robots.txt
huong-dan-su-dung-google-search-console-7

Ở đây bạn có thể xem có các trang nào của bạn bị lỗi không thu thập được, bạn vào trang đó xem có vấn đề gì, có thể sửa hoặc xóa đi nếu không cần thiết
Ngoài ra ở mục Crawl bạn có thể thấy thêm 2 mục ít khi thậm chí không bao giờ xài đến là:
  • Robots.txt tester: Bạn có thể điền URL của trang web bạn vào để test xem tình trạng thu thập thông tin có tốt không.
  • URL Parameters: Chỉnh sửa tham số URL, bạn không nên nghịch vào phần này nếu không am hiểu. Phần này được tạo ra chỉ để dành cho những trường hợp website có những dấu hiệu bất thường về việc index, và bạn sẽ thiết lập thủ công những tham số. Đây là chức năng nâng cao, nếu bạn không biết sử dụng sẽ dẫn đến việc website của bạn sẽ mất index.

Thống kê tìm kiếm từ Google

Đây là mục rất quan trọng, mình thường dùng nó để có những số liệu quyết định đến chiến lược SEO.
Ở mục này bạn sẽ biết được:
  • Độc giả đã tìm kiếm từ khóa gì để vào website của bạn
  • Website của bạn được hiển thị ở kết quả tìm kiếm tương ứng với mỗi từ khóa bao nhiều lần
  • Website của bạn xuất hiện trung bình ở vị trí thứ mấy khi có người tìm kiếm và click vào website
  • Tỉ lệ CTR click vào website của bạn
  • Độc giả của bạn đến từ các quốc gia nào
  • Độc giả của bạn truy cập vào website của bạn từ thiết bị gì ?
Bạn có thể chọn khoảng thơi gian bất kỳ để xem các kết quả trên nhưng không quá 3 tháng.
huong-dan-su-dung-google-search-console-8
Bạn cũng có thể so sánh thời gian hiện tại với 1 khoảng thời gian nào đó trong quá khứ:

Thống kê backlink & link nội bộ

Ở phần Links To Your Site. bạn có thể tìm được các backlink trỏ về site của bạn, link nào trỏ nhiều nhất, trỏ về trang nào nhiều nhất.
Điều này rất quan trọng vì có nhiều trường hợp bạn sẽ kiểm tra được có đối thủ đang trỏ link xấu về site của bạn và bạn có thể xử lý kịp thời .
xem-backlinktro-ve
Còn ở mục Internal links, bạn có thể xem liên kết nội bộ của bất cứ đường dẫn nào trong trang web của bạn.
Bạn có thể dựa vào thống kê liên kết nội bộ này trong Search Console mà sau khoảng mỗi 2-3 tháng, đưa ra chiến lược sử dụng internal link để cải thiện thứ hạng SEO cho website, đẩy các page có liên quan về nội dung liên kết với nhau tốt hơn.
cac-tinh-nang-phu

Các tính năng khác của Search Console

Đây là các tính năng mà bạn cần phải xem qua trong quá trình phát triển website.
Manual Actions
  • Kiểm tra những hành động bất thường, spam về lượng truy cập mà đội ngũ Google gửi cho bạn 1 cách thủ công.
  • Khi website có hiện tượng đồng loạt mất index, rớt top hàng loạt hãy vào mục này kiểm tra, có thể bạn sẽ nhận được những thông báo từ đội ngũ của Google nêu rõ lý do.
International Targeting
  • Bạn sẽ thiết lập thủ công khách hàng mục tiêu cho trang web của bạn theo ngôn ngữ và quốc gia.
  • Khai báo nhiều thông tin với Google, Google càng trả về kết quả website của bạn cho những đối tượng mục tiêu phù hợp. Nếu bạn làm website nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu ở khu vực nào trên thế giới, đừng quên thiết lập tại mục này.

Ví dụ website mình ở Việt Nam thì mình chọn Target users in Vietnam
Mobile Usability
  • Kiểm tra lỗi từ các thiết bị mobile khi truy cập website của bạn
  • Xu hướng tìm kiếm trên di động đang tăng mạnh, bạn hãy hạn chế lỗi về trải nghiệm người dùng, hiệu suất trên mobile của website.
Xem tình hình Google Index
Nếu như bạn muốn kiếm tra tình hình index của website, bạn có thể xem ở khu vực Google Index. Ở khu vực này bạn sẽ biết được:
  • Tổng số lượng link trong website của bạn đã được index
  • Biểu đồ index theo thời gian
  • Các từ khóa đơn xuất hiện nhiều nhất trong trang web của bạn
  • Remove URLs: Nếu vì bất kỳ lý do nào mà bạn muốn bất cứ đường link nào trong trang web của bạn không còn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm nữa thì bạn có thể sử dụng công cụ Remove URLs để thực hiện việc này.
Công cụ Remove URLs chỉ là tạm thời, bạn cần thiết lập thuộc tính nofollow cho trang mà bạn muốn deindex vĩnh viễn.

Kiểm tra dữ liệu có cấu trúc Schema.
Đây là tính năng nâng cao, bạn chưa cần tìm hiểu khi mới làm website
Có 2 cách để kiểm tra cấu trúc Schema cho website để phát hiện lỗi cấu trúc và fix lỗi.
Một là, truy cập Web tool và chọn Testing tool -> Structured Data Testing Tool
huong-dan-su-dung-google-search-console-12
Tuy nhiên mình không khuyến khích kiểm tra cấu trúc Schema bằng cách này, mình thường làm việc với dữ liệu cấu trúc Schema ở mục Search Appearance -> Structured Data
huong-dan-su-dung-google-search-console-11
Ở cách thứ 2, Google Search Console sẽ trả về cho bạn kết quả kiểm tra dữ liệu cấu trúc của toàn website. Kết quả trả về đầy đủ và tổng quan hơn.
Nếu website bạn có lỗi Schema xuất hiện, bạn chỉ cần bấm vào lỗi warning đó, Search Console sẽ có hướng dẫn chi tiết giúp bạn fix lỗi dễ dàng.

Google Search Console giao diện mới

Trong 2 tháng gần đây Google đã update tất cả sản phẩm, công cụ trong hệ sinh thái của mình lên giao diện mới, từ Gmail, Google Analytics, Google Ads… và dĩ nhiên Google Search Console cũng không ngoại lệ.
Nếu bạn đang sử dụng phiên bản cũ có thể thấy nút Go to the new version trên giao diện của Search Console
Về phần nhìn, thì giao diện mới của Search Console không có gì để chê, vì UX/UI dạng flat design rất đẹp, mượt và responsive cực đẹp trên điện thoại.
huong-dan-su-dung-google-search-console-14
Về thao tác và tính năng, thì hiện tại, giao diện mới sẽ gây ít nhiều khó khăn cho những bạn mới làm quen với quản trị website, hoặc đã làm lâu năm cũng sẽ không dễ thao tác vì các chức năng thông dụng đã được ẩn đi.
Với giao diện mới, thao tác add sitemap vào Search Console được thực hiện khá đơn giản, bạn làm tương tự như đầu bài mình đã hướng dẫn là được.
huong-dan-su-dung-google-search-console-15
Ngoài ra, một chức năng xuất hiện trong phiên bản Search Console mới đó là URL inspections (kiểm tra liên kết ).
Bạn có thể điền bất kỳ một liên kết nào thuộc về website đang quản trị để xem tình hình, kiểm tra trạng thái của nó, giống như bắt bệnh xem liên kết đấy có vấn đề gì bất ổn không. Rất hữu ích nếu bạn nghi ngờ webpage nào đó trên site đang gặp sự cố.
Mình kiểm tra thử 1 URL trên site để xem tình trạng liên kết bài viết đó thế nào.
huong-dan-su-dung-google-search-console-16
Chức năng URL inspections trả về cho mình 3 kết quả:
  • URL is on Google: mình có thể yên tâm vì bài viết không bị mất index, toàn bộ dữ liệu của URL này đều được nằm trong bộ máy tìm kiếm của Google.
  • Coverage: tình trạng về Submitted & Indexed được báo cáo chi tiết qua các kết quả liên kết có thể tìm thấy trong địa chỉ sitemap, lần crawl cuối cùng mà Google quét qua liên kết là khi nào và tình trạng index của liên kết.
  • Mobile Usability: khả năng hiển thị trên giao diện mobile. Google sẽ báo tình trạng liên kết này hiển thị trên giao diện mobile có vấn đề gì không. Nếu có sẽ hướng dẫn bạn các sửa chữa.
Sắp tới trong quá trình sử dụng Google Search Console phiên bản mới mình sẽ test thêm nhiều chức năng và cập nhật thêm nhiều kiến thức hơn về phiên bản này cho bạn tham khảo.

SEO Onpage là gì ?
SEO Onpage là 1 kỹ thuật trong SEO, đây là tập hợp các công việc mà bạn phải làm để tăng độ thân thiện của website bạn để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Nếu trải nghiệm người dùng được cải thiện, thì google sẽ đánh giá website bạn cao hơn các đối thủ không làm tốt như bạn, và tất nhiên, thứ hạng website bạn trên kết quả tìm kiếm sẽ được tăng theo.
Ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan nhất về những kỹ thuật mà bạn phải làm để SEO Onpage, bao gồm :
  • Tập trung vào nội dung.
  • Bố cục trang web, nội dung dễ nhìn
  • Thiết lập URL thân thiện
  • Phân bố từ khóa đúng cách
  • Sử dụng tiêu đềhợp lý
  • Phải có chế độ đọc cho mobile
  • Tăng tốc độ cho website
  • Sử dụng link out và link nội bộ
  • Tối ưu hóa hình ảnh
  • Sử dụng social sharing
  • Kéo dài thời gian người dùng ở lại trang
  • Giảm tỉ lệ Bounce Rate
Okie bắt đầu nhé !

1. Tập trung vào nội dung.

“Muốn SEO hơn đối thủ, tối thiểu bạn phải bằng hoặc hơn họ về mặt nội dung”. Đây là lời khuyên đầu tiên mình thường dành cho các bạn hay hỏi mình về phương pháp SEO.
Trong hầu hết các lĩnh vực, content luôn là king, nếu bạn làm content tốt, bạn sẽ rất tự tin để triển khai nhiều kỹ thuật SEO khác. Nếu bạn làm content dở, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Độc giả vào website bạn để làm gì ? – Để tìm nội dung họ cần. Vì vậy hãy cung cấp chính xác nội dung mà họ tìm đối với những từ khóa tương ứng. Bạn cung cấp thông tin sơ sài, họ sẽ nhấn nút back và đi tìm 1 trang khác có đầy đủ thông tin hơn.
Content cũng chính là nơi xây dựng thương hiệu quả bạn và kết nối bạn với khách hàng, nếu bạn bán hàng hay làm dịch vụ thì lòng tin của bạn phải được đẩy lên hàng đầu.
Không những có lợi cho SEO, còn rất nhiều lý do khác nữa mà bạn bắt buộc phải xây dựng content chất lượng, bạn có thể xem thêm tại bài viết tầm quan trọng của nội dung  trong việc xây dựng website để hiểu hơn tầm quan trọng của nó.
Hoặc tham khảo thêm nhiều thứ hay ho mà mình đã viết thư mục content marketing.

2. Bố cục trang web, nội dung dễ nhìn.

Một giao diện website dễ nhìn, phân bố thư mục hợp lý, trình bày gọn gàng và dễ đọc sẽ luôn tạo được ấn tượng cho độc giả. Mình tin với sự phát triển của công nghệ thì việc này sẽ không làm khó bạn, đặc biệt là các blog được làm bằng WordPress sẽ có rất nhiều giao diện có sẵn, cho dù bạn không biết code.
Bạn không nên sử dụng nhiều màu sắc cho trang web để rồi trang của bạn trừ khi bạn làm blog dành cho thiếu nhi 😆 . Hãy tăng sự chuyên nghiệp lên cao nhất có thể bằng những màu sắc chủ đạo gắn liền với thương hiệu của bạn.
Và cũng đừng viết nội dung “như viết tiểu thuyết”. Bạn hãy học cách xuống dòng, phân mục lục rõ ràng, sử dụng những câu in đậm, gạch chân, in nghiêng, checkpoint,…để giúp cho độc giả có thể dễ dàng nằm bắt những gì bạn muốn thể hiện hơn. Họ sẽ muốn biết điểm nhấn, trọng tâm của bài viết nằm ở chỗ nào.
Nếu bạn trình bày không rõ ràng, nhìn vào hoa mắt, người dùng sẽ không muốn đọc bài viết thứ 2 của bạn.

3. Thiết lập URLs thân thiện

URLs dài để làm gì ? Để nhồi nhét từ khóa vào URL, bài viết sẽ được tìm kiếm với nhiều từ khóa khác nhau ?
No, sai hoàn toàn, những kỹ năng nhồi nhét chỉ áp dụng vào 4-5 năm trước, thời điểm hiện tại, bạn càng nhồi nhét, trang web của bạn sẽ ngày càng đi xuống. Hãy đơn giản nhất có thể, chỉ cho 1 từ khóa chính vào URL, ví dụ bài viết này mình chỉ để đuôi URL (phần in đậm) ngắn gọn những gì mình muốn truyền đạt trong bài viết
https://kiemtiencenter.com/huong-dan-seo-onpage/
Simple is the best, và nếu bạn sử dụng WordPress thì bạn cũng nên vào Settings => Permalink, để theo hình sau :
urls-than-thien

4. Phân bố từ khóa đúng cách.

Nhớ là phân bố đúng cách nhé chứ không phải là nhồi nhét. Đúng cách bao gồm :
  • Từ khóa có trong tiêu đề(Nên để tiêu đề là thẻ H1)
  • Từ khóa có trong URL
  •  1-2 thẻ H1, H2 có chứa từ khóa
  • Từ khóa xuất hiện ở trong 100 từ đầu tiên của bài viết (1-2 lần)
  • Mật độ từ khóa xuất hiện đều đặn nhưng không được nhiều quá (tầm 0,5 đến 1,5% là hợp lý).
Nếu bạn sử dụng WordPress, thì các themes hỗ trợ SEO họ đã mặc định thẻ H1 là tiêu đề, nhưng hãy kiểm tra lại để chắc chắn việc này bằng cách bôi đen tiêu đề, chuột phải chọn kiểm tra thuộc tính, bạn sẽ thấy tiêu đề của bạn nằm trong thẻ H mấy :
thuoc-tinh-h1
Nếu nó là H2 hoặc H3, hãy sửa lại thành H1 tại phần cài đặt của themes (thường nó nằm trong này) hoặc trong mã nguồn themes (biết tí code mới vào vọc được )
Phần soạn thảo văn bản có lựa chọn thẻ, hãy chọn thẻ H2, H3 cho những mục lớn, và thỉnh thoảng có từ khóa trong những thẻ này :
the-h2-h3

5. Sử dụng tiêu đề hợp lý.

Tiêu đề là 1 tiêu chí chính để Google sẽ biết website bạn nói về chủ đề gì , tiêu đề không những phải có chính xác từ khóa cần SEO, mà còn phải hay để có thể nhận được nhiều lượt click trên kết quả tìm kiếm hoặc khi website của bạn được chia sẻ trên mạng xã hội.
Một số kỹ năng mà bạn cần phải tối ưu cho thẻ tiêu đề bao gồm :
  • Độ dài hợp lý, không quá ngắn hoặc không quá dài, sao cho hiện đầy đủ trên kết quả tìm kiếm (hoặc dài hơn 1 tẹo) là được.
  • Các tiêu đề trên cùng 1 website không được trùng lặp với nhau
  • Nội dung tiêu đề mang tính mời gọi click nhưng không được đánh lừa người đọc, không giật tit
  • Nếu bạn làm thương hiệu, thêm tên thương hiệu vào cuối tiêu đề để người đọc nhớ tới trang web của bạn
Những kỹ năng này đã được mình phân tích khá kỹ trong bài cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO mà bạn có thể tham khảo qua.
Về tính mời gọi của tiêu đề, hãy sử dụng 1 số phương pháp hợp lý đã được các chuyên gia đo lường là có kết quả cao hơn những tiêu đề bình thường như :
  • Tiêu đề dạng danh sách : 5 cách làm acb…., 10 bước làm xyz….. Ví dụ : 12 công cụ hỗ trợ tạo Infographic cho Content Marketing
  • Tiêu đề dạng câu hỏi : Làm thể nào để abc….? Lam sao để xyz….Ví dụ : Làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trên blog một cách an toàn nhất ?
  • Tiêu đề dạng hướng dẫn : Hướng dẫn làm abc…, thủ thuật làm xyz,….Ví dụ : Hướng dẫn đăng ký thẻ Payoneer để nhận $25 miễn phí.
  • ……Và 1 số cách đặt tiêu đề khác nữa mà đã được anh Ngọc phân tích khá chi tiết tại bài  viết tiêu đề như thế nào để nhận được nhiều click ?

6. Phải có giao diện cho mobile.

Sử dụng mobile lướt web, tìm kiếm thông tin, mua hàng đang là xu hướng và tỉ lệ này càng ngày càng tăng. Bạn muốn đi theo xu hướng hay giữ nguyên?
Hầu hết các giao diện WordPress phổ biến mà được ra mắt (hoặc được nâng cấp) từ 2015 đến hiện tại sẽ tối ưu cho mobile, có nghĩa là có chức năng responsive.
Tuy nhiên tùy vào từng giao diện mà bạn phải xem lại qua điện thoại sao cho phù hợp, vì có thể bạn viết nội dung xong khi xem lại trên mobile nó sẽ bị lỗi hiển thị ở 1 số chỗ nào đó, bắt buộc bạn phải xem qua nội dung bằng điện thoại của bạn, nếu có lỗi gì ảnh hưởng thì sửa ngay, đảm bảo nội dung hiển thị tốt.
Ngoài ra nếu bạn nào làm các trang thương mại điện tử, bán hàng online nên có đội ngũ kỹ thuật tốt, đơn giản hóa quá trình đặt hàng trên điện thoại để tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng.

7. Tăng tốc độ cho website.

Trên 50% người dùng tại Mỹ cho biết họ sẽ cân nhắc vào việc có nên mua hàng hay không hoặc chuyển qua 1 trang web khác nếu tốc độ website tải chậm.
Nếu bạn không đủ khả năng để làm 1 website chạy siêu tốc thì tối thiểu website bạn cũng không nên quá chậm (tốt nhất là dưới 5 giây)
Một số thủ thuật không đến nỗi quá cao siêu mà bạn có thể áp dụng ngay khi sử dụng WordPress đó là :
  • Chọn 1 nhà cung cấp hosting/sever tốt, ổn định
  • Sử dụng các giao diện đơn giản, có tối ưu cho SEO
  • Không cài đặt quá nhiều plugin, đối với những plugin nào làm chậm trang của bạn, hãy cân nhắc về việc loại bỏ nó.
  • Tối ưu hóa hình ảnh có dung lượng nhẹ nhất có thể và kích thước hợp lý
  • Sử dụng bộ nhớ đệm (cache) bằng W3 Total Cache hoặc WP Rocket.
  • ……
Bài viết 7 cách tối ưu tốc độ tải trang website WordPress cho người mới sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về việc này.

8. Sử dụng linkout và link nội bộ.

Các chuyên gia SEO đều khẳng định rằng nếu bạn để các linkout đến những bài viết liên quan đến nội dung, google có thể biết rõ hơn nội dung website bạn là gì và xếp bạn với thứ hạng cao hơn các trang web có cùng nội dung nhưng không có linkout.
Linkout là những link trỏ ra ngoài trang web khác, hoặc dẫn nguồn đến những tài liệu liên quan mà bạn muốn độc giả tìm hiểu thêm ở những nguồn ngoài.
Còn link nội bộ là link trỏ đến bài viết (nguồn dẫn) khác trong trang web của bạn, ở phía trên bạn có thể thấy mình dẫn nguồn đến 1 số link nội bộ, hoặc dưới này chẳng hạn :
Đang đọc đến phần link nội bộ, mà bạn thấy 1 đường link dẫn ra 1 nguồn khác đầy đủ hơn, liệu bạn có muốn click vào để tìm hiểu thêm ? Mình tin là có !
Vây lời khuyên ở đây đó là : Chỉ đặt linkout và link nội bộ tại những vị trí mà ở đó độc giả đang muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc muốn dẫn nguồn. Việc này sẽ không phát huy tác dụng nếu bạn để link tại những vị trí không cần thiết hoặc để cho có.

9. Tối ưu hóa hình ảnh.

Ở phần 7 mình có đề cập đến việc giảm dung lượng hình ảnh và kích thước ảnh hợp lý để tăng tốc độ tải trang. Ngoài việc này ra bạn còn nên đặt tên hình ảnh tương ứng đến nội dung đang nói tới.
Ví dụ bài viết này đang viết về hướng dẫn SEO Onpage, thì featured image của bài viết này mình có thể đặt là huong-dan-seo-onpage.jpg và thuộc tính alt của ảnh là huong-dan-seo-onpage (về thuộc tính alt thì nếu bạn đặt tên cho ảnh đúng chính xác thì nó sẽ tự động đặt thẻ alt cho bạn, không cần chỉnh sửa gì thêm)
Hình ảnh hay video nó cũng thuộc nội dung, vì vậy bạn hãy tối ưu để google hiểu hơn về nội dung bạn đang đề cập. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn còn có thể thấy trang web của bạn có lượt truy cập đến từ Google Image.
Còn về nội dung trên ảnh, tốt nhất là bạn nên tự tạo ra hình ảnh, không download ảnh trên mạng. Nhiều bạn khó làm việc này, thậm chí mình cũng lấy nhiều ảnh có sẵn trên mạng vì chưa làm được ảnh, tuy nhiên số lượng ảnh bạn tự làm, tự tạo ra càng nhiều thì nội dung của bạn càng chất lượng. Vì google luôn đánh giá cao tiêu chí “UNIQUE” ở nội dung.
Tự chụp hay tạo ra hình ảnh tương đối khó, tuy nhiên nếu bạn làm được, nó sẽ rất tốt. Mình đang cố gắng tối ưu việc này. Ngoài ra những nội dung dạng hình ảnh infographics được đánh giá là có khả năng kéo dài thời gian người dùng trên trang khá tốt.

10. Sử dụng nút chia sẻ trên trang.

Ai cũng đều thích sự nhanh gọn, người dùng đang muốn chia sẻ bài viết của bạn lên trang cá nhân để lưu lại hoặc share cho người khác đọc mà phải copy link rồi dán thủ công thì khá là bất tiện.
Nút chia sẻ sẽ tối ưu việc này mà bạn có thể thấy hầu hết các website tin tức, blog đều có gắn.
Và bạn cũng khó có thể hình dung được nó hoạt động rất tốt như thế nào, đây là số liệu cụ thể lượt share thông qua những nút này trên blog kiemtiencenter của mình trong 1 tuần, và con số này càng tăng :
so-lieu-share
Đây là 1 kết quả khá tốt, mình luôn đặt nút share của Addthis lên toàn bộ các website khác. Bạn cũng có thể sử dụng những công cụ hoặc plugin có tính năng tương tự : Addthis, Sumome, Mashshare là những cái tên mình rất thích.
Nếu bạn sử dụng Addthis sẽ có nút share như trên blog của mình :
add-this-share

11. Kéo dài thời gian người dùng ở lại trang.

Thời gian trên trang là 1 tiêu chí SEO của Google, trang web nào có thời gian ở lại trang trung bình cao, thì trang đó có nội dung tốt (có nội dung hay thì người dùng mới ở lại lâu).
Việc kéo dài thời gian người dùng ở lại trang là 1 việc không đơn giản, nó cũng là 1 tập hợp của nhiều kỹ năng khác nhau, có 3 thứ quan trọng nhất đó là :
  • Bài viết phải đủ dài (khuyên nên từ 1000 từ trở lên) và chất lượng
  • Có infographics càng tốt (người dùng thích đọc content dạng này)
  • Có videos càng tốt nữa (người dùng thích xem hơn là đọc)
Bài viết trên 1000 từ không phải là 1 việc khá khó khăn, infographic và video có thể thuê hoặc tự làm. Làm thì làm được nhưng làm content/video hay, hình ảnh đẹp, chất lượng không phải là chuyện đơn giản.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố nữa đương nhiên ảnh hưởng đến thời gian níu giữ độc giả ở lại (trong đó bao gồm nhiều yếu tố có mặt trong 11 mục mình nêu ở bài viết này)
  • Giao diện thân thiện, dễ đọc
  • Đặt link nội bộ đúng chỗ
  • Tặng quà cho độc giả (kết hợp thu thập email)
  • …..

12. Giảm Bounce Rate

Bounce Rate là tỉ lệ thoát trang sau khi độc giả chỉ đọc 1 bài viết trong trang web của bạn và thoát ra ngoài, không đọc thêm bài viết nào khác.
Tỉ lệ này càng cao, chất lượng website của bạn càng tệ, và bạn phải tìm cách cho độc giả click vào các bài viết khác và tiếp tục đọc. Kỹ năng này không phải dễ, nó phụ thuộc vào năng lực của bạn khá cao, tuy nhiên có những cách tối ưu đơn giản mà bạn có thể thực hiện đó là :
  • Đặt widget bài viết được đọc nhiều và bài viết liên quan ở phía bên phải và cuối những bài viết.
  • Đặt link nội bộ tại những đoạn cao trào, người đọc có khả năng muốn tìm hiểu thêm cao
  • Tạo menu và footer rõ ràng.
  • Tạo những bảng/nút dẫn đến bài viết chủ đạo trong trang của bạn.
  • …..
Nếu lướt qua 1 lượt blog kiemtiencenter của mình, bạn có thể dễ dàng thấy những thủ thuật này đều đang được mình áp dụng.

A. Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì ?

SEO ngày càng cạnh tranh, càng xuất phát sau thi bạn càng bất lợi. Tuy nhiên có nhiều người khởi đầu sau nhưng họ lại rất sớm vượt mặt đối thủ trước đó, vì họ có 1 chiến lược phát triển website hợp ý, khoa học ngay từ ban đầu. Và công đoạn nghiên cứu từ khóa chính là 1 chiến lược của họ. Vậy từ khóa là gì ?
Từ khóa (keyword) chính là từ/cụm từ mà người dùng của đánh vào mục tìm kiếm của google để tìm kiếm 1 thứ gì đó trên mạng mà họ đang quan tâm để tìm hiểu thêm thông tin, để mua, để tải về máy,…
tu-khoa-la-gi
Mọi người sẽ tìm kiếm những gì họ quan tâm trên google, các từ khóa họ tìm kiếm đều có các đặc điểm khác nhau về số lượng từ, độ cạnh tranh, lượng tìm kiếm mỗi tháng, ý định của khách hàng,…Dựa trên những đặc điểm này thì mới hình thành nên công việc nghiên cứu từ khóa.
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là quá trình bạn dùng các công cụ, thủ thuật để tìm ra 1 bộ từ khóa hợp lý đối với website của bạn, dựa vào bộ từ khóa này bạn sẽ xây dựng nội dung và đây chính là cốt lõi website của bạn.
Bạn – người phát triển website phải tìm ra các từ khóa phù hợp với mục đích phát triển của website.
Nếu bạn muốn khi người dùng tìm kiếm thứ gì đó trên google mà trang web của bạn hiện lên top đầu thì bạn phải SEO cho website, và nghiên cứu từ khóa chính là công đoạn đầu tiên trong rất nhiều công đoạn khác của SEO.

B. Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng

Nếu như bạn làm website, sau đó nghĩ đại 1 số từ khóa nào đó để bắt đầu tối ưu onpage, viết nội dung thì có thể bạn sẽ đi sai hướng, tốn công sức, thời gian thậm chí tiền bạc. Bởi vì bạn không thể biết từ khóa bạn chọn có bao nhiêu lượt tìm kiếm mỗi tháng, có khó không, có tiềm năng để bạn vượt qua đối thủ không.
Và nếu như bạn nghiên cứu từ khóa 1 cách sơ sài, 1 số người nghiên cứu từ khóa rất đơn giản, nghĩ ra 1 từ khóa nào đó điền vào Google Keyword Planner, sau đó tìm ra nhiều từ khóa khác. Công đoạn này không sai tuy nhiên có thể bạn sẽ bỏ qua rất nhiều từ khóa tiềm năng khác mà Google Keyword Planner không hiển thị, và cạnh tranh từ khóa Google Keyword Planner là cạnh tranh chạy quảng cáo Adword (công cụ này tạo ra nhằm phục vụ cho khách hàng adword) chứ không phải cạnh tranh của các từ khóa khi SEO trên Google.
google-keyword-planner
Công việc nghiên cứu từ khóa cho bạn rất nhiều lợi ích quan trọng, nó sẽ cho bạn 1 hướng đi đúng đắn ngay từ ban đầu, cho bạn biết nên bắt đầu xây dựng nội dung về cái gì, giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của bạn, hơn nữa sẽ giúp bạn biết được đối thủ của bạn đang làm gì, liệu bạn có nhắm qua nổi họ không.
Để hiểu hơn về các lợi ích của keyword research, bạn có thể đọc lại bài : Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa đầu tiên khi SEO 

C. Các công đoạn nghiên cứu từ khóa.

Đối với nhiều người mới, công đoạn nghiên cứu từ khóa này phải nói là rất khó vì không có hướng dẫn chính xác, việc nghiên cứu còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực, mục đích và cách thức phát triển website, loại hình sản phẩm, dịch vụ,…Tuy nhiên các công đoạn thường trải qua các bước chính như sau :

1.  Xác định lĩnh vực phát triển website.

Bước này tương đối dễ vì bất cứ lĩnh vực nào bạn đều có thể phát triển website. Nếu như bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ riêng thì càng dễ hơn nữa, vì bạn đã biết được bạn bán cái gì, khách hàng của bạn là ai từ ban đầu rồi.
Thì công đoạn xác định lĩnh vực này sẽ gọi là “niche research” (nghiên cứu niche), tại đây bạn sẽ phải nghiên cứu và quyết định nên phát triển website theo lĩnh vực nào, nhiều khi cũng phải kết hợp với năng khiếu và sở thích của bạn mới đưa ra được quyết định cuối cùng

2. Xác định các từ khóa hạt giống.

Đây là công đoạn dễ nhất trong quá trình nghiên cứu từ khóa, đơn giản là bạn chỉ cần nghĩ trong đầu khách hàng sẽ tìm gì trên google để tìm đến trang web của bạn, sau đó nghĩ ra vài từ khóa (mỗi từ khóa gồm 2-3 từ).
Ví dụ bạn đang làm website nhằm mục đích cung cấp các kiến thức Tiếng Anh cùng với việc quảng bá khóa học tiếng Anh nào đó thì những từ khóa hạt giống ban đầu có thể là : học tiếng anh, viết tiếng anh, nghe tiếng Anh, trung tâm tiếng Anh,…
Mục đích của việc từ khóa hạt giống này là chúng ta đang sử dụng kỹ thuật “niching down” trong việc phân tích niche và từ khóa, có nghĩa là từ 1 lĩnh vực lớn, dần dần sẽ mổ xẻ nó ra thành micro-niche (niche nhỏ hơn), sau đó tiếp tục phân tích và nghiên cứu từ khóa này và bắt đầu xây dựng website từ nhỏ lên lớn.

3. Nghiên cứu sâu, kiếm tra độ cạnh tranh.

Sau khi bạn làm bước dễ nhất, sẽ đến bước khó nhất trong công đoạn nghiên cứu từ khóa, thực ra nó cũng không khó nếu bạn làm quen.
Bước nghiên cứu sâu từ khóa sẽ bao gồm kiểm tra các từ khóa nhỏ, các từ khóa liên quan đến từ khóa hạt giống đã nêu ra ở trên, xem xét lượng tìm kiếm mỗi tháng của các từ khóa, số lượng từ trong mỗi từ khóa, độ liên quan đến từ khóa muốn nhắm tới và quan trọng nhất là xem xét về cạnh tranh từ khóa (cạnh tranh ở đây là cạnh tranh về SEO, không phải cạnh tranh về chạy quảng cáo adword)

4. Chọn và phân nhóm từ khóa

Từ những yếu tố đã được xem xét qua ở bước 3, thì bạn sẽ có thể chọn được rất nhiều từ khóa mong muốn. Thường sẽ là từ khóa dài hoặc trung bình, chứ bạn không thể chọn các từ khóa ngắn 2-3 từ để bắt đầu được vì cạnh tranh là rất lớn. Bạn sẽ đi từ nhỏ lên lớn.
Sau khi bạn chọn được rất nhiều từ khóa mong muốn, bạn phải phân loại từ khóa để có thể xây dựng nội dung được tốt nhất. Sẽ có 3 nhóm từ khóa chính sau :
  • Buyer Keyword : Người dùng tìm những từ khóa này để tìm hiểu về mặt hàng và có xu hướng chi tiền để mua hàng, sử dụng dịch vụ,…
  • Information keywords : Người dùng tìm kiếm những từ khóa này để tìm thông tin, kiến thức về lĩnh vực bạn đang làm
  • Tire Kicker Keywords : Người dùng tìm kiếm những từ khóa này để download, nhận được thứ gì đó miễn phí trên mạng.
Tùy vào mục đích phát triển website của bạn, bạn sẽ phân loại các nhóm từ khóa này, lấy lại ví dụ học tiếng Anh lúc nãy thì sẽ có 1 số từ khóa ví dụ sau
  • Buyer Keyword : Khóa học tiếng Anh online, trung tâm tiếng Anh TPHCM, dạy kèm tiếng Anh ở nhà,…=> Người dùng có xu hướng chi tiền để thỏa mãn nhu cầu
  • Information keywords : Cách học tiếng Anh hiệu quả, thủ thuật nghe tiếng Anh, học tiếng Anh qua bài hát,…=> Người dùng có xu hướng tìm kiếm để có được thông tin, kiến thức.
  • Tire Kicker Keywords : Tài liệu tiếng Anh miễn phí, tài liệu học tiếng anh ôn thi đại học, ebook học từ vựng tiếng anh,…=> Người dùng có xu hướng tìm kiếm miễn phí

5. Định hướng phát triển cho từng nhóm

Nói chung, nếu bạn có điều kiện, ngân sách, nhân lực thì bạn nên phát triển vào 3 loại từ khóa mình đã nói ở trên, vì khi phát triển website thì traffic = money, có nghĩa có người truy cập thì khả năng kiếm được tiền của bạn càng cao.
Nhưng nếu bạn làm đơn lẻ, không có nhiều thời gian, điều kiện thì bạn bắt buộc phải tập trung mạnh vào buyer keyword và xây dựng nội dung thêm về Information keywords.
Ở bước này bạn sẽ định hướng, sẽ phát triển nội dung gì cho từ khóa. Quá trình nghiên cứu từ khóa sẽ kết thúc và bạn sẽ chuyển qua 1 công đoạn lớn mới mà bạn cần học tập thật nhiều, đó là content marketing.

Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa đầu tiên khi SEO

Với mình, trước khi làm các website để kiếm tiền online thì công việc ban đầu sẽ luôn phải là nghiên cứu từ khóa. Nếu mục đích làm website của bạn là SEO để lấy nguồn truy cập từ Google thì công việc nghiên cứu từ khóa có thể sẽ quyết định việc thành hay bại của 1 website.
SEO càng ngày càng cạnh tranh, vì vậy để vượt qua đối thủ, bạn cần phải có 1 chiến lược ngày từ đầu và chiến lược này phải lâu dài, và mục tiêu đầu tiên của bạn luôn phải có 1 bộ từ khóa tốt để triển khai về cả nội dung và phương hướng một cách hợp lý.
Việc nghiên cứu từ khóa còn cho chúng ta nhiều lợi ích khác nhau, ở bài viết sau đây mình sẽ nêu ra 5 lợi ích chính từ việc nghiên cứu từ khóa mà có thể giúp cho website của bạn vượt mặt đối thủ. Bài viết sẽ chỉ nêu lên lợi ích của việc nghiên cứu từ khóa, các hướng dẫn thực hành và thủ thuật về  nghiên cứu từ khóa sẽ được đề cập trong những bài viết khác tại chuyên mục nghiên cứu từ khóa trong thời gian sớm nhất.

1. Bạn sẽ chọn được bộ từ khóa hợp lý để bắt đầu.

Từ “hợp lý” của mình ở đây sẽ bao gồm những yếu tố :
+ Bộ từ khóa liên quan đến lĩnh vực website bạn đang làm và sản phẩm bạn đang bán. Ví dụ như bạn đang làm 1 nichesite quảng bá sản phẩm amazon, thì bộ từ khóa của bạn luôn phải có :
  • 1 nhóm buyer keywords nhắm đến những đối tượng đang có nhu cầu mua hàng, đây là nhóm từ khóa chính để tìm kiếm được nhiều khách hàng. Nhóm từ khóa này sẽ hướng tới nội dung là những bài giới thiệu, đánh giá, so sánh sản phẩm, hướng dẫn chọn sản phẩm,…
  • 1 nhóm information keywords nhắm đến những đối tượng có nhu cầu tìm thông tin, đây là nhóm từ khóa phụ để google đánh giá “hữu ích” đối với website của bạn. Nhóm từ khóa này sẽ hướng tới nội dung là những bài thủ thuật, hướng dẫn về lĩnh vực mà website đang phát triển.
buyer-keywords-tu-khoa
Tùy vào từng loại hình website mà bạn có thể phân ra các nhóm từ khóa khác nhau nhưng 2 nhóm từ khóa mình nói ở trên là 2 nhóm từ khóa phổ biến nhất, ngoài ra có 1 loại nhóm khóa nữa đó là Tire Kicker Keywords, với nhóm từ khóa này khách hàng sẽ tìm để download, hay tải thứ gì đó miễn phí trên mạng
+ Bộ từ khóa có tổng lượng tìm kiếm mỗi tháng hợp lý : Bạn không cần phải chọn các từ khóa có hàng chục ngàn lượt tìm kiếm mỗi tháng, những từ khóa như vậy rất khó để SEO, mà bạn có thể kết hợp giữa longtail keywordvà medium tail keyword (từ khóa dài và từ khóa trung bình) để có 1 bộ từ khóa có TỔNG lượng tìm kiếm hợp lý để bắt đầu
Thời gian đầu bạn có thể nghiên cứu từ khóa bằng các công cụ như Google Keyword PlannerKeyword Tool IOLongtail Pro,…kết hợp với 1 số tư duy, thủ thuật để có được bộ từ khóa có tổng lượng tìm kiếm tầm vài ngàn, sau này sẽ từ đó để phát triển rộng ra. Điều này phụ thuộc vào quy mô phát triển, nhân lực cũng như ngân sách của từng người.
Nếu như không nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ không có 1 bộ từ khóa đáp ứng đầy đủ các yếu tố để có thể dễ bắt đầu, điều này sẽ gây trở ngại lớn về hướng phát triển tiếp theo cho bạn.

2. Bạn sẽ biết cần phải xây dựng nội dung như thế nào.

Có từ khóa thì mới có được hướng nội dung cần phát triển. Đến thời điểm hiện tại và mãi mãi trong tương lai, nội dung vẫn là yếu tố chính mà google lấy để xếp hạng kết quả tìm kiếm. Nội dung của bạn luôn phải hướng đến người dùng.
phat-trien-noi-dung
Việc phát triển nội dung sẽ dễ dàng hơn khi đã có 1 bộ từ khóa, những từ khóa quan trọng, lượt tìm kiếm cao và có khả năng mang về lợi nhuận cho website cao thì bạn phải cực đầu tư về mặt nội dung. Thường các nội dung quan trọng như vậy bạn cần phát triển nội dung thật đầy đủ, chi tiết, nhất định phải từ 2000 từ trở lên , tốt nhất là trên 3000 từ.
Với các nội dung phụ, bổ trợ, thủ thuật thì dễ phát triển nội dung hơn, nhưng bạn không nên viết nội dung cho website quá ngắn, tốt nhất trên 1000 từ mỗi bài.
Ngoài ra khi nhìn vào từ khóa, bạn có thể xây dựng 1 số nội dung phụ khác xoay quanh nội dung của từ khóa đó, sau đó trỏ link nội bộ về nội dung chính, điều này khá tốt cho SEO và cũng điều hướng khách hàng đọc thêm các bài viết chính, có thể dẫn đến hành động mua hàng.

3. Bạn sẽ biết thêm khách hàng sẽ tìm gì trong lĩnh vực của bạn

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ biết được 1 số từ khóa mà khách hàng quan tâm đến dịch vụ của bạn, từ đặc điểm này bạn có thể phát triển website tốt hơn, đánh vào tâm lý khách hàng. Những từ khóa này có thể bạn không nghĩ ra trước đó.
tam-ly-khach-hang
Dựa vào nhu cầu và tâm lý của khách hàng, bạn có thể cải thiện sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt hơn nhằm đáp ứng được thứ khách hàng cần. Hoặc bạn có thể viết nội dung tập trung vào nhu cầu của khách hàng nhiều hơn, điều này cũng là bạn đang tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO)
Nhiều khi khách hàng quan tâm đến nhiều vấn đề nhỏ nhặt ở lĩnh vực bạn đang làm mà bạn không biết tới, trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ khám phá ra được những từ khóa này.

4. Bạn sẽ tìm được các đối thủ của bạn và tìm cách vượt qua họ.

Khi bạn thấy có 1 từ khóa có vẻ hợp lý, bạn có thể đánh nó vào google xem đối thủ SEO của bạn là ai, họ phát triển có tốt khôngquy mô không, nhắm chừng có thể vượt qua họ không.
Phân tích đối thủ cũng là 1 yếu tố mang lại thành công trong marketing. Nếu bạn nhắm chừng top 10 kết quả tìm kiếm toàn đối thủ mạnh, khó có thể vượt qua thì bạn nên tìm 1 từ khóa khác.
Nhắm chừng bằng mắt thì có vẻ hơi khó và không chính xác lắm, bằng việc nhìn qua trang web của họ bạn chỉ có thể đánh giá tổng quan về sự chuyên nghiệp, quy mô và việc phát triển nội dung,…Vì vậy có 1 số công cụ giúp bạn đánh giá chi tiết hơn về các yếu tố liên quan đến SEO khác, điển hình là Longtail Pro, AhrefsOpen Site Explorer,..Các công cụ này sẽ giúp bạn có nhiều hơn các chỉ số về SEO như : Cách SEO Onpage của đối thủ, PA, DA, Backlink, Juice Link,…

5. Bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội nếu không nghiên cứu từ khóa.

Nhiều khi bạn sẽ tìm được 1 từ khóa “vàng” sinh lợi nhuận rất cao khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, vì vậy đừng bỏ qua công đoạn này. Việc chọn đại từ khóa để phát triển website sẽ không thể nào cho bạn 1 số liệu cụ thể về từ khóa cũng như  hướng phát triển đúng đắn cho trang web.
Ngoài ra nếu bạn chọn từ khóa sai lầm để phát triển website, bạn có thể tốn công sức, thời gian, tiền bạc nhưng vẫn không thể lên top nổi, lý do đơn giản từ khóa của bạn cạnh tranh quá cao và bạn xuất phát sau các đối thủ mà không làm được tốt hơn đối thủ thì bạn không thể vượt qua họ.
Nói chung, nếu bạn muốn phát triển website và dự định sẽ SEO cho website bạn lên top google thì việc nghiên cứu từ khóa là việc mà bạn KHÔNG THỂbỏ qua. Đây là 1 công đoạn chính, quyết định đến sự thành bại, giúp bạn kiếm ra tiền, vì vậy hãy dành nhiều thời gian để làm công đoạn này, sau này bạn sẽ không hối hận.
bat-dau-nghien-cuu-tu-khoa
Trong thời gian tới, ở các bài viết khác về nghiên cứu từ khóa, mình sẽ giúp bạn có thêm nhiều hơn các kiến thức hơn cũng như hướng dẫn chính xác các bước phải làm cũng như các phương pháp nghiên cứu từ khóa giúp bạn có thể bắt đầu tốt hơn, các bài viết này sẽ được cập nhật tại thư mục hướng dẫn nghiên cứu từ khóa.
Hẹn gặp lại !

Nhận xét